Chủ Nhật, 24 tháng 3, 2013

Tại sao phải áp dụng Hệ thống quản lý?????

Tại sao chúng ta phải áp dụng hệ thống quản lý? 

 Một số doanh nghiệp áp dụng cách tiếp cận truyền thống, đưa các vấn đề chất lượng, môi trường, sức khoẻ và an toàn vào chung một hệ thống quản lý. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp không tận dụng được đầy đủ các giá trị từ hệ thống quản lý của mình bởi chỉ nhận thức một cách chung chung hệ thống quản lý như một công cụ để duy trì tình trạng hiện tại chứ không phải là một phương tiện để quản lý sự thay đổi và thúc đẩy việc cải tiến. Một hệ thống quản lý hiệu quả là phải mang lại những giá trị gia tăng đối với hoạt động kinh doanh. Chủ yếu là bằng cách làm cho mọi hoạt động được thực hiện tốt hơn, nhanh chóng hơn và tiết kiệm chi phí hơn.
Các tiêu chuẩn phổ biến về hệ thống quản lý nhấn mạnh sự cải tiến liên tục. Việc áp dụng, tuân thủ một hệ thống quản lý đem đến cho các bạn cơ hội tập trung vào những lĩnh vực khả quan mà các nhà đầu tư và chính các bạn quan tâm nhất.

 

Tại sao phải áp dụng Hệ thống quản lý?????

Tại sao chúng ta phải áp dụng hệ thống quản lý? 

 Một số doanh nghiệp áp dụng cách tiếp cận truyền thống, đưa các vấn đề chất lượng, môi trường, sức khoẻ và an toàn vào chung một hệ thống quản lý. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp không tận dụng được đầy đủ các giá trị từ hệ thống quản lý của mình bởi chỉ nhận thức một cách chung chung hệ thống quản lý như một công cụ để duy trì tình trạng hiện tại chứ không phải là một phương tiện để quản lý sự thay đổi và thúc đẩy việc cải tiến. Một hệ thống quản lý hiệu quả là phải mang lại những giá trị gia tăng đối với hoạt động kinh doanh. Chủ yếu là bằng cách làm cho mọi hoạt động được thực hiện tốt hơn, nhanh chóng hơn và tiết kiệm chi phí hơn.
Các tiêu chuẩn phổ biến về hệ thống quản lý nhấn mạnh sự cải tiến liên tục. Việc áp dụng, tuân thủ một hệ thống quản lý đem đến cho các bạn cơ hội tập trung vào những lĩnh vực khả quan mà các nhà đầu tư và chính các bạn quan tâm nhất.

 

Thứ Hai, 11 tháng 3, 2013

ISO 9001 - Lợi ích khi áp dụng


Tổ chức lợi gì khi áp dụng ISO 9001

1. Về quản lý nội bộ:
- Giúp lãnh đạo quản lý hoạt động của doanh nghiệp khoa học và hiệu quả.
- Cải thiện hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận nhờ sử dụng hợp lý các nguồn lực, tiết kiệm chi phí.
- Kiểm soát chặt chẽ các công đoạn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
- Nâng cao năng suất, giảm phế phẩm và chi phí không cần thiết.
- Củng cố uy tín của lãnh đạo.
- Cải tiến các quá trình chủ yếu, nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Tạo được mối quan hệ chặt chẽ giữa lãnh đạo và nhân viên.
- Giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng trong nội bộ, triệt tiêu những xung đột về thông tin do mọi việc được qui định rõ ràng. Mọi việc đều được kiểm soát, không bỏ sót, trách nhiệm rõ ràng.
- Thúc đẩy nề nếp làm việc tốt, nâng cao tinh thần thái độ của nhân viên.

2. Về đối ngoại:
- Tạo lòng tin cho khách hàng, chiếm lĩnh thị trường.
- Đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng của khách hàng.
- Phù hợp quản lý chất lượng toàn diện.
- Thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
- Củng cố và phát triển thị phần. Giành ưu thế trong cạnh tranh.
- Thuận lợi trong việc thâm nhập thị trường quốc tế và khu vực.
- Khẳng định uy tín về chất lượng sản phẩm của Doanh nghiệp.
- Đáp ứng đòi hỏi của Ngành và Nhà nước về quản lý chất lượng.

ISO 9001 - Lợi ích khi áp dụng


Tổ chức lợi gì khi áp dụng ISO 9001

1. Về quản lý nội bộ:
- Giúp lãnh đạo quản lý hoạt động của doanh nghiệp khoa học và hiệu quả.
- Cải thiện hiệu quả kinh doanh, tăng lợi nhuận nhờ sử dụng hợp lý các nguồn lực, tiết kiệm chi phí.
- Kiểm soát chặt chẽ các công đoạn sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
- Nâng cao năng suất, giảm phế phẩm và chi phí không cần thiết.
- Củng cố uy tín của lãnh đạo.
- Cải tiến các quá trình chủ yếu, nâng cao chất lượng sản phẩm.
- Tạo được mối quan hệ chặt chẽ giữa lãnh đạo và nhân viên.
- Giải quyết các mâu thuẫn, bất đồng trong nội bộ, triệt tiêu những xung đột về thông tin do mọi việc được qui định rõ ràng. Mọi việc đều được kiểm soát, không bỏ sót, trách nhiệm rõ ràng.
- Thúc đẩy nề nếp làm việc tốt, nâng cao tinh thần thái độ của nhân viên.

2. Về đối ngoại:
- Tạo lòng tin cho khách hàng, chiếm lĩnh thị trường.
- Đáp ứng yêu cầu đảm bảo chất lượng của khách hàng.
- Phù hợp quản lý chất lượng toàn diện.
- Thoả mãn nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
- Củng cố và phát triển thị phần. Giành ưu thế trong cạnh tranh.
- Thuận lợi trong việc thâm nhập thị trường quốc tế và khu vực.
- Khẳng định uy tín về chất lượng sản phẩm của Doanh nghiệp.
- Đáp ứng đòi hỏi của Ngành và Nhà nước về quản lý chất lượng.

Thứ Hai, 4 tháng 3, 2013

Hệ thống quản lý chất lượng iso 9001


Khái quát
 
Các doanh nghiệp thành công hiện nay là những doanh nghiệp chú trọng đến chất lượng trong hoạt động kinh doanh của mình từ phương thức thực hiện đến việc chuẩn hoá dịch vụ khách hàng và chất lượng các sản phẩm mà họ cung cấp.
Đây là tầm nhìn chiến lược để nâng cao giá trị và hình ảnh thương hiệu và đảm bảo tổ chức doanh nghiệp được trang bị tốt hơn để dành được những cơ hội kinh doanh mới trong một thương trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn.

ISO 9001 - Nâng cao chất lượng để tạo ưu thế cạnh tranh 

ISO 9001 là gì?

ISO 9001 là một tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất lượng, áp dụng cho mọi tổ chức doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề, mọi thành phần kinh tế và mọi hình thức hoạt động kinh doanh.
Tiêu chuẩn ISO 9001 ra đời lần đầu tiên năm 1987, tới nay đã qua các lần soát xét năm 1994, 2000 và 2008.
 
Áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000

ISO 9001 là tiêu chuẩn trung tâm của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 (gồm ISO 9000 – Hệ thống quản lý chất lượng – Cơ sở và từ vựng, ISO 9001 – Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu và ISO 9004 – Hệ thống quản lý chất lượng – Huớng dẫn cải tiến).

ISO 9001 được xây dựng theo phương pháp tiếp cận theo quá trình, dựa trên mô hình PDCA
   - Plan - Hoạch định,
   - Do - Thực hiện,
   - Check - Kiểm tra,
   - Act - Cải tiến

ISO 9001 được xây dựng dựa trên tám nguyên tắc quản lý chất lượng, được coi là tám nguyên tắc vàng. Nó là sự kết hợp giữa khoa học quản lý, các lý thuyết hiện đại về kinh tế kết hợp với thực tiễn quản lý kinh tế, quản lý chất lượng trên thế giới:
   - Hướng đến khách hàng
   - Sự lãnh đạo
   - Sự tham gia của đội ngũ
   - Cách tiếp cận theo quá trình
   - Cách tiếp cận theo hệ thống đối với quản lý
   - Cải tiến liên tục
   - Quyết định dựa trên sự kiện
   - Quan hệ hợp tác cùng có lợi với nhà cung cấp

Tài liệu về chương trình chứng nhận ISO 9000
       
    - Đăng ký Chứng nhận
    - Dấu chứng nhận
    - Hướng dẫn sử dụng dấu chứng nhận
    - Quy trình Chứng nhận
    - Thủ tục Khiếu nại
    - Thủ tục Phàn nàn

Hệ thống quản lý chất lượng iso 9001


Khái quát
 
Các doanh nghiệp thành công hiện nay là những doanh nghiệp chú trọng đến chất lượng trong hoạt động kinh doanh của mình từ phương thức thực hiện đến việc chuẩn hoá dịch vụ khách hàng và chất lượng các sản phẩm mà họ cung cấp.
Đây là tầm nhìn chiến lược để nâng cao giá trị và hình ảnh thương hiệu và đảm bảo tổ chức doanh nghiệp được trang bị tốt hơn để dành được những cơ hội kinh doanh mới trong một thương trường quốc tế ngày càng cạnh tranh hơn.

ISO 9001 - Nâng cao chất lượng để tạo ưu thế cạnh tranh 

ISO 9001 là gì?

ISO 9001 là một tiêu chuẩn quốc tế về quản lý chất lượng, áp dụng cho mọi tổ chức doanh nghiệp thuộc mọi ngành nghề, mọi thành phần kinh tế và mọi hình thức hoạt động kinh doanh.
Tiêu chuẩn ISO 9001 ra đời lần đầu tiên năm 1987, tới nay đã qua các lần soát xét năm 1994, 2000 và 2008.
 
Áp dụng bộ tiêu chuẩn ISO 9000

ISO 9001 là tiêu chuẩn trung tâm của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 (gồm ISO 9000 – Hệ thống quản lý chất lượng – Cơ sở và từ vựng, ISO 9001 – Hệ thống quản lý chất lượng – Các yêu cầu và ISO 9004 – Hệ thống quản lý chất lượng – Huớng dẫn cải tiến).

ISO 9001 được xây dựng theo phương pháp tiếp cận theo quá trình, dựa trên mô hình PDCA
   - Plan - Hoạch định,
   - Do - Thực hiện,
   - Check - Kiểm tra,
   - Act - Cải tiến

ISO 9001 được xây dựng dựa trên tám nguyên tắc quản lý chất lượng, được coi là tám nguyên tắc vàng. Nó là sự kết hợp giữa khoa học quản lý, các lý thuyết hiện đại về kinh tế kết hợp với thực tiễn quản lý kinh tế, quản lý chất lượng trên thế giới:
   - Hướng đến khách hàng
   - Sự lãnh đạo
   - Sự tham gia của đội ngũ
   - Cách tiếp cận theo quá trình
   - Cách tiếp cận theo hệ thống đối với quản lý
   - Cải tiến liên tục
   - Quyết định dựa trên sự kiện
   - Quan hệ hợp tác cùng có lợi với nhà cung cấp

Tài liệu về chương trình chứng nhận ISO 9000
       
    - Đăng ký Chứng nhận
    - Dấu chứng nhận
    - Hướng dẫn sử dụng dấu chứng nhận
    - Quy trình Chứng nhận
    - Thủ tục Khiếu nại
    - Thủ tục Phàn nàn